Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

ÂM DƯƠNG-NGŨ HÀNH

Âm Dương- Ngũ hành

Âm Dương là gì?
   Người cổ trung quốc xưa khi quan sát vạn vận trong quá trình hình thành, phát triển, biến hóa ... Người ta chia thành 2 loại âm, và dương. Trong quá trình đó sự biến đổi đó, thì 2 khí âm dương chính là nguyên nhân của sự hình thành, phát triển, biến đổi..
    Nó khởi nguồn từ bao giờ thì đây là một câu hỏi mà còn gây quá nhiều tranh cãi. Có thuyết nói từ thời nhà Hạ, khởi nguồn bằng hai hào âm dương trong kinh dịch bát quái.
     Khi nói đến âm dương tức là nói đến sự đối lập của 2 khí, mọi sự vật, sự việc, hiện tượng đều có 2 mặt của nó, hai mặt này tồn tại song song trái ngược nhau. 
    Tuy nhiên là thế nào để phân định dược đâu là âm, đâu là dương? " Hệ từ " có viết: "Đạo càn là Nam, đạo khôn là nữ", " Trời quý , đất hèn", Càn là dương là vật, khôn là âm cũng là vật" Quẻ dương lẻ, quẻ âm chẵn" Phàm cái gì như Nam, cao, lẻ, cứng rắn... đều là dương. còn Nữ, thấp, mềm yếu... chẵn là âm. 

Ngũ Hành là gì?
Học thuyết ngũ hành cho rằng thế giới này do 5 loại vật chất cơ bản tạo thành, đó là : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự phát triển biến hóa của mọi sự vật, hiện tượng ( bao gồm cả con người đều do sự tác động qua lại giữa 5 loại nguyên tố cơ bản đó mà thành. Và khi nghiên cứu quy luật này sẽ giúp chúng ta tìm ra được nguyên nhân ra đời, phát triển và hủy diệt của vạn vật trong  vũ trụ.
Đặc tính của ngũ hành:

  • Mộc - mọc hướng lên trên và phát triển
  • Hỏa- nóng, hướng lên trên
  • Thổ- nuôi lớn, phát dục
  • Kim- thanh tĩnh, thu sát
  • Thủy - lạnh rét, hướng xuống dưới.


Ngũ hành sinh khắc

Học thuyết ngũ hành cho rằng giữ các sự vật với nhau luôn có một mối quan hệ nhất định. Mối quan hệ này thúc đẩy sự vật phát triển và biến hóa. Giữa các ngũ hành tồn tại quy luật tương sinh, tương khắc. Tương sinh tức là nuôi dưỡng thúc đẩy giúp đỡ lẫn nhau, tương khắc là rằng buộc, khắc chế, khống chế lẫn nhau.

Tương sinh là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
Tương khắc kà mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc.
Ngũ hành tương sinh tương khắc

Nếu như ta chỉ biết có ngũ hành thuần tương sinh, tương khắc mà không biết được sự phản sinh phản khắc thì sẽ không vận dụng được tốt lý luận ngũ hành sinh khắc để dự đoán trong các ứng dụng về phong thủy, tứ trụ, chu dịch... Sách xưa có viết: Kim vượng được hỏa sẽ thành vũ khí, Hỏa vượng được thủy sẽ thành cứu nhau, Thủy vượng được thổ sẽ thành ao đầm, Thổ vượng được mộc sẽ thành rừng núi, Mộc vượng được kim sẽ thành rường cột"

  • Phản sinh tức là khắc: trong ngũ hành tương sinh có hành được sinh và hành sinh. Nếu một trong 2 hành quá mạnh mà hành còn lại yếu thì sẽ không còn là tương sinh đúng nghĩa. Dưới đây là trường hợp phản sinh khi hành sinh quá mạnh còn hành được sinh yếu. Thực tiễn ta có thể thấy như là một người gầy yếu mà ăn quá nhiều không tiêu hóa được sẽ bị chết vì no quá, khi đun bếp mà cho quá nhiều củi than che lấp gió thì lửa sẽ tát, cây mới trồng mà tưới quá nhiều nước cây cũng sẽ bị úng mà chết. Cho nên Phản sinh tức là khắc.
Kim dựa vào thổ sinh, nhưng nếu thổ nhiều thì kim bị vùi lấp.

Thổ dựa vào hỏa sinh, nhưng hỏa nhiều thì thổ thành than.
Hỏa dựa vào mộc sinh, nhưng mộc nhiều thì hỏa bị tắt, hỏa không cháy lên được.
Mộc dựa vào thủy sinh, nhưng thủy nhiều thì mộc bị trôi dạt, chết non.
Thủy dựa vào kim sinh, nhưng kim nhiều thì nước đục.
  • Xì hơi nhiều tức là khắc: Trong trường hợp này giống như cha mẹ yếu mà con nhiều, mạnh. khi cha mẹ yếu mà sinh nhiều con thì cha mẹ hao mòn nhanh mà suy kiệt. 
Kim có thể sinh thủy, Thủy nhiều thì kim bị chìm xuống.
Thủy có thể sinh mộc, Mộc Vượng thì thủy bị co lại.
Mộc có thể sinh hỏa, Hỏa vượng thì mộc bị đốt.
Hỏa có thể sinh thổ, Thổ vượng thì hỏa âm ỉ.
Thổ có thể sinh kim, Kim vượng thì thổ không còn .

  • Phản khắc: Trong ngũ hành không chỉ có khắc thuận như kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim. Mà phải xem xét kĩ vì mạnh mới khắc được yếu, vượng mới khắc được suy cho nên: 
Kim có thể khắc mộc, Mộc vượng, kim yếu thì kim sẽ mẻ.
Mộc có thể khắc thổ, Thổ vượng, mộc yếu thì mộc bị thắt lại.
Thổ có thể khắc thủy, Thủy vượng, thổ yếu thì thổ sẽ bị trôi dạt.
Thủy có thể khắc hỏa, Hỏa vượng thủy yếu thì thủy phải khô.
Hỏa có thể khắc kim, Kim vượng hỏa yếu thì hỏa tắt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog